Giáo dục toàn cầu đã thay đổi ra sao trong thời kỳ COVID-19?
Cuối năm 2019, virus Corona xuất hiện và bùng nổ trên toàn thế giới. Sự tác động của nó đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế và khía cạnh của cuộc sống từ khi xuất hiện cho đến nay buộc chúng ta phải thừa nhận rằng đại dịch Covid19, cũng giống như Khủng hoảng Tài chính Thế giới năm 2008 hay sự kiện 09/11, thật sự đã mang đến sự thay đổi cục diện toàn xã hội.
Không ai có thể dự đoán trước được chuyện gì sẽ xảy đến trong lai. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, không khó để nhận thấy rằng đã có những xu hướng mới xuất hiện nhằm để người dân và các doanh nghiệp thích nghi trong bối cảnh Covid19 vẫn diễn biến phức tạp và không ngừng tạo ra những cú hích đến các lĩnh vực, ngành nghề trên thế giới. Ngành Giáo dục cũng không phải là một ngoại lệ trong tầm ảnh hưởng của đại dịch. Vậy cụ thể, Covid19 đã tác động như thế nào và nền Giáo dục đã phải đổi mới ra sao để tiếp tục vận hành và phát triển? Hãy cùng Next Education và QTS tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Giáo dục đã thay đổi như thế nào từ khi Covid19 xuất hiện?
Theo báo cáo từ UNESCO, đến cuối quý 1 năm 2020 đã có ít nhất 138 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng lệnh đóng cửa trường học trên toàn quốc, ảnh hưởng tới 80% học sinh trên toàn cầu (khoảng 1,3 tỷ em). Theo đó, việc áp dụng các chính sách giãn cách toàn xã hội, cách ly tại nhà để bảo vệ người dân trước Covid19 đã khiến ngành Giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến gần 1,6 tỷ người học trên thế giới buộc phải tìm kiếm giải pháp mới để không trì hoãn kế hoạch học tập của mình.
Tác động COVID-19 đã gây ra cho Giáo dục trên toàn thế giới (Source: Statista)
Để tiếp tục duy trì việc dạy và học trong bối cảnh hiện tại, ngành Giáo dục đã nhanh chóng áp dụng những phương pháp mới phù hợp hơn với người học và các cơ sở đào tạo, tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử.
Phương pháp Giáo dục trực tuyến (E-learning) được đánh giá là đạt hiệu quả cao trong việc duy trì sự vận hành của ngành Giáo dục đồng thời đã và đang được áp dụng phổ biến. Với phương pháp này, ý thức tự giác trong học tập chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Tự học” không phải là một khái niệm xa lạ trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên từ xưa đến nay người học chỉ quen với phương pháp học truyền thống. Chính vì thế khi tự học trong thời đại công nghệ số khiến chúng ta không khỏi bỡ ngỡ. Hình thành kỹ năng tự học sẽ giúp học sinh có phương thức tư duy có ý thức. Ngoài nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng tự đánh giá để đưa ra những hạn chế cần khắc phục và rèn luyện, tìm kiếm và lấp đầy nguồn thông tin thiếu hụt cũng chính là ưu điểm người học có được từ kỹ năng tự học.
Trong bối cảnh này, không chỉ cách học mà phương pháp giảng dạy cũng có rất nhiều thay đổi và mang đến những hiệu quả tích cực trong việc củng cố và duy trì học tập của học sinh. Ngay cả những nhà giáo có thâm niên trong nghề, nhiều năm áp dụng phương pháp truyền thống cũng đã bắt đầu mày mò, nỗ lực để ứng dụng công nghệ thông tin vào hình thức giảng dạy của mình.
Ngay tại Việt Nam, có khoảng 110/240 trường Đại học áp dụng hình thức học tập trực tuyến cho sinh viên tính đến ngày 14/3/2020 (Theo số liệu thống kê của vụ Giáo dục Đại học thuộc bộ Giáo dục Đào tạo). Trong đó bao gồm 63 trường công lập (khoảng 43% tổng số trường công lập), 42 trường ngoài công lập (khoảng 70% tổng số trường ngoài công lập) và 5 thường có vốn đầu tư nước ngoài (100% trường có vốn nước ngoài).
2. Covid19 đã làm thay đổi vai trò của Nhà Giáo trong công tác đào tạo.
Dù trong bất kỳ thời đại nào, vai trò quan trọng và cao quý của bậc thầy cô trong sự nghiệp đào tạo là không thể phủ nhận. Họ mang đến cho thế hệ trẻ, những người nắm giữ tương lai, cơ hội tiếp cận nguồn tri thức qua những phương pháp học tập không ngừng được cải tiến và nâng cao.
Chính vì thế, khi ngành Giáo dục thay đổi, người trẻ có thể học tập chỉ qua những cú nhấp chuột trên màn hình máy tính, các thiết bị thông minh qua kết nối internet và các ứng dụng từ sự phát triển của công nghệ thông tin thì những người truyền đạt kiến thức buộc phải nhanh chóng thay đổi tầm nhìn, đổi mới tư duy để thích ứng và tiếp tục làm tốt vai trò dẫn dắt thế hệ trẻ.
Thay vì chỉ truyền tải kiến thức từ sách vở, thầy cô giáo trong thời đại ngày nay trở thành những người hướng đạo, đưa học sinh của mình đến với những phương pháp học tập mới mẻ và hiệu quả hơn. Đồng thời trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để bản thân họ có thể nhạy bén nhận ra những biến đổi của môi trường Giáo dục và tìm ra giải pháp học tập tốt nhất cho bản thân. Để làm được điều đó, những Nhà Giáo cần hình thành cho mình những quan điểm giáo dục tiên tiến, bắt kịp với xu thế giáo dục của thời đại 4.0.
Nhà giáo cần phải có những quan điểm giáo dục tiên tiến để kịp hội nhập trong thời buổi công nghệ
“Thế giới ngày nay không quan tâm kiến thức của sinh viên là gì, mà quan trọng là sinh viên làm được gì với kiến thức đó.” Tony Wagner (Đại học Harvard)
3. Giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh là nhiệm vụ tất yếu của ngành Giáo dục
Nhìn theo một hướng tích cực, sự xuất hiện của Covid19 chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho nghiên cứu của tổ chức Economist Intelligence Unit năm 2017 là hoàn toàn chính xác. Họ đã đúng khi chỉ ra những kỹ năng thế hệ trẻ cần có để thành công trong môi trường đầy biến động trong tương lai bao gồm: kỹ năng phục hồi, kỹ năng thích nghi, sáng tạo – phân tích, kỹ năng số và kỹ thuật, nhận thức toàn cầu, và ý thức công dân. Trong thời đại này và xa hơn trong tương lai, trang bị kỹ năng sống đầy đủ là cách tốt nhất để các em học tập và phát triển toàn diện.
Kỹ năng sống của học sinh không được học hoàn toàn từ nhà trường mà từ cả gia đình của trẻ. Có thể nói gia đình là môi trường học tập mang đến rất nhiều ảnh hưởng cho tư duy của trẻ em. Tự học là phương pháp học hiệu quả nhất trong môi trường Giáo dục hiện đại, việc tự học đòi hỏi học sinh cần tăng tính chủ động, khả năng tự định hướng các kiến thức cần thiết và xây dựng lộ trình học tập riêng. Bên cạnh đó, người học còn được tạo điều kiện để học tập và tiếp thu kiến thức đa chiều, xóa bỏ mọi rào cản về không gian, đồng thời tiết kiệm tối đa về thời gian.
4. “Xu hướng du học chuyển tiếp” bùng nổ trong giai đoạn Covid19 và là lộ trình học tập tiềm năng trong tương lai.
Tạp chí Forbes ước tính người học dành khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho du học. Việt Nam là quốc gia thường xuyên góp mặt trong top 10 về số lượng du học sinh khám phá nền giáo dục tại nhiều quốc gia.
Tuy nhiên kể từ khi Covid19 diễn ra, kế hoạch du học dường như bị trì hoãn vô thời hạn khi các quốc gia liên tiếp đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong bối cảnh này, xu hướng du học chuyển tiếp thông qua các chương trình đạt chuẩn quốc tế nổi nên nhưng một “chiếc phao cứu sinh” trên hành trình tìm kiếm tri thức của nhiều người học trên thế giới.
Du học chuyển tiếp phát huy sức mạnh trong thời kỳ COVID-19
Du học chuyển tiếp vẽ ra một lộ trình đơn giản hơn và phù hợp hơn về hầu hết các khía cạnh trong kế hoạch du học mùa Covid đối với nhiều học sinh và phụ huynh. Học viên sẽ học tại Việt Nam trong giai đoạn đầu (từ 1-2 năm) sau đó chuyển tiếp vào các trường đối tác có liên kết để tiếp tục học phần còn lại. Trong đông đảo các tổ chức cung cấp chương trình du học tại chỗ tại Việt Nam, Tổ chức Giáo dục QTS Australia là một trong những đơn vị uy tín được đông đảo phụ huynh và học sinh tin tưởng lựa chọn.
Tổ chức Giáo dục QTS Australia (QTS Education Solutions Pty Ltd, trading as Quality Training Solutions) cung cấp chương trình học Diploma of Business đạt chuẩn quốc tế. Chương trình được thiết kế bởi các giáo sư đầu ngành tại Úc tương ứng Bậc 5 theo Khung Giáo Dục Úc (AQF). Do đó, học viên sở hữu bằng QTS Diploma có thể chuyển tiếp thẳng năm II các trường Đại học quốc tế trên toàn thế giới.
Tham gia chương trình học Diploma tại QTS, học viên được trải nghiệm phương pháp Blended Learning được áp dụng tại các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới như Oxford, Cambridge. Theo đó, học viên dù ở Việt Nam vẫn được học tập cùng các Giáo sư Úc, đồng thời được hỗ trợ tận tình bởi các thầy cô giáo trong đội ngũ cố vấn học tập của QTS tại Việt Nam. Do vậy, học viên đảm bảo được tiếp thu trọn vẹn kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn du học tiếp theo.
Lộ trình du học chuyển tiếp qua chương trình QTS Diploma sẽ giúp người học tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí vì sẽ miễn giảm tối đa 8 môn học (tương đương năm I) tại các trường Đại học quốc tế danh giá tại Mỹ, Úc và Việt Nam. Học phí chương trình QTS Diploma cũng rẻ hơn học phí du học rất nhiều, cùng với đó là những suất học bổng giá trị lên đến 90% từ học bổng Global E-Students thuộc Quỹ Các Giáo Sư Úc hỗ trợ chi phí cho người học.
Ngoài ra, học viên QTS sẽ được hỗ trợ học tập, làm hồ sơ xét duyệt học bổng, cung cấp thông tin du học Úc, tư vấn kinh nghiệm xin visa và định hướng nghề nghiệp, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của các bạn.
Điều kiện tham gia chương trình QTS Diploma:
- Học viên đủ 16 tuổi (không yêu cầu bằng tốt nghiệp THPT)
- Trình độ IELTS đạt 5.5 hoặc tương đương
Trong trường hợp chưa đạt trình độ tiếng Anh được yêu cầu, học viên có thể tham gia song song chương trình QTS English để đảm bảo lộ trình học tập của mình.
Để tìm hiểm thêm về chương trình QTS Diploma, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi tại website: http://diploma.qts.edu.vn/ hoặc gửi câu hỏi trực tiếp về cho Tổ chức Giáo dục QTS Australia theo địa chỉ email: support@qts.edu.vn hoặc hotline: 0283 8404 505 để được tư vấn sớm nhất.